Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Kỹ Thuật trồng cây Vanda

Vanda là một loại phong lan (epiphyte) thân đơn, lá cứng và xòe sang hai bên. Lá cây chia làm 3 loại: Dẹp (strap leave), lá tròn và cứng (teres), hoặc pha giữa hai loại kể trên (semi teres).


Vanda là một trong số những giống lan đẹp nhất thế giới, màu tím gân nổi, một số có màu xanh rất lạ và hiếm.
Trong tự nhiên, Vanda được tìm thấy ở vùng núi Himalaya hùng vĩ, vài nơi ở New Guinea và Úc. Phần lớn Vanda đều thích sống trên thân gỗ mục vì điều này giúp rễ của cây hút được hơi ẩm trong không khí tốt hơn. Trong vườn nhà, nên trồng Vanda trong giỏ có nhiều lỗ thoáng khi lớn, treo cao và thả rễ thòng xuống bên dưới.
Thông thường người ta dùng từ ngữ Hy lạp để đăt tên cây lan, nhưng trong trường hợp này lại dùng chữ Vanda là tiếng phạn (Sankrit dùng dể chỉ tên cây Vanda tessellata). Thế nhưng năm 1819 Robert Brown laị dùng chữ Vanda để đặt tên cho cây Vanda roxburghii đã nở hoa tại Anh quốc để vinh danh William Roxburgh, Giám đốc vườn thảo mộc Calcutta.

Vanda là một loại phong lan (epiphyte) thân đơn, lá cứng và xòe sang hai bên. Lá cây chia làm 3 loại: Dẹp (strap leave), lá tròn và cứng (teres), hoặc pha giữa hai loại kể trên (semi teres).

Cùng chung môt nhóm với Vanda là Ascocentrum, Ascocenda lai giống giữa Asocentrum và Vanda. Nhiều nhà sinh vật học (Taxonomist chuyên về Hoa Lan, trên thế giới có khoảng 21 người mà ít khi đồng nhất ý kiến) đã chia Vanda ra làm 4 loại khác:

1. Euanthe căn cứ vào cây Vanda sanderiana cuả Phi luật Tân,
2. Trudelia căn cứ vào những cây mọc ở Hy Mã Lạp sơn,
3. Holcoglossum thuộc loại semi teres mọc tại Trung quốc và Đông Dương,
4. Papilionathe cho nhừng cây thuộc dạng teres.
Ánh sáng: Nhiệt độ để cây phát triển tốt: 12 - 28 C (53 - 82F)

Vanda lớn nhanh hơn dưới ánh sáng. Trong vườn kính, treo chúng cao càng gần kính càng tốt. Chúng thích tắm mình cả ngày dưới nắng nhưng ưa ánh sáng được phân tán hơn là tập trung làm cháy sém da quanh gốc. Nếu trồng trong nhà, nên để hoa kề cửa sổ nhiều nắng nhất và thay đổi vị trí theo mùa để hoa luôn nhận được ánh sáng đầy đủ.
Vanda ưa nhiều nắng (full sun) nhưng cũng cần che lưới 30%, nhiệt độ tối thiểu là 60°F, tốt nhất là 70°F, nhiệt độ cao nhất 95°F, ẩm độ trung bình là 70-80% và thoáng gió cho nên cần có máy phun hơi ẩm (evaporative cooler hay humidifier). Đáp ứng được điều kiện này Vanda sẽ có hoa từ mùa Xuân cho đến mùa Thu, có cây ra hoa 3- 4 lần như cây Ascocenda Princess Mikasa chẳng hạn. Vanda ưa trồng trong rỏ gỗ (Basket) để cho rễ đuợc thoáng đãng. Nếu không có nhà kính, muà Đông nên mang vào trong nhà để ở cưả sổ phía Tây Nam và cho thêm đèn

TƯỚI NƯỚC VÁ BÓN PHÂN

Muà hè Vanda cần tưới tối thiểu mỗi ngày một lần, mùa Xuân và Thu 2 lần một tuần và bớt đi vào muà Đông. Khi tưới nước, nên chú ý rễ phải biến từ mầu trắng sang mầu xanh đen mới là đủ nước. Mùa hè nên dùng bình phun nước pha phân bón thật loãng, mỗi ngay phun vài lần. Vanda cần nhiều phân bón hơn tất cả các loại lan, nên bón phân 20-20-20 mỗi ngày vào mùa hè với ¼ thìa cà phê cho 1 gallon nước hay 1 thìa, một gallon mỗi tuần và cứ 3 tuần một lần bón bằng phân 10-30–20. Mùa Xuân và mùa Thu bón 2 tuần một lần và mùa Đông ngưng bón. Khi bón phân phải tưới nước rồi mới bón, đừng bón phân khi rễ còn khô.

THAY CHẬU


Vanda nên trồng trong giỏ (basket) bằng gỗ không nên trồng trong chậu nhựa. Nếu giỏ nhỏ quá, nên lồng vào trong giỏ lớn hơn. Ngâm rễ lan vào trong nước chừng ½ giờ cho mềm, cuộn lai theo vòng tròn và bỏ vào giỏ. Có thể bỏ thêm than củi hay võ thông loại lớn từ 1 inche trở lên. Khi cây quá cao có thể cắt ngắn đi, miễn là phần ngọn phải có tối thiểu là 3 rễ. Phần gốc dưới để vào chỗ mát có thể ra nhánh mới.

NHỮNG VẤN ĐỀ

Khi cây ra nụ cần tưới điều hòa, nếu để khô hay độ ẩm xuống quá thấp, nụ sẽ bị úa vàng và rụng. Một đôi khi nụ hoa tiết ra một chất mật làm cho nụ cũng không nở được, lấy bình phun nước phun nhẹ vài lần cho tan chất mật. Khi lá cây bị nhăn nheo và vàng triệu chứng cuả thiếu nước, cây bị rụng lá phía dưới hoặc là cây bị quá khô, thiếu độ ẩm hay bị bệnh. Nếu bị bệnh phun bằng Draconil từ gốc đến ngọn và rễ liên tiếp 2-3 tuần liền. Nếu không hết, cắt bỏ phần gốc cho đến khi nào thấy hết đốm đen ở trong lõi. Dùng vôi hay diêm sinh bôi vào chỗ cắt. Phun Draconil toàn diện, đợi cho ráo nước cho vào bao nylon treo vào chỗ mát. Đừng để nuơc đọng trên ngọn. Khi nào ra rễ dài trên 2 inches mới bỏ ra ngoài.

NHỮNG CÂY DỄ TRỒNG VÀ NHIỀU HOA

Nên trồng những cây đã lai giống phần đông dễ trồng mà lại nhiều hoa như cây Ascocenda Princess Mikasa chẳng hạn, cây này có hai mầu: hồng và tím xanh có thể ra hoa tới 3-4 lần trong một năm nếu đầy đủ điều kiện.

VANDA CÓ HƯƠNG THƠM

Vanda tricolor
Vanda tricolor var suavis
Vanda amesiana
Vanda dearei
Vanda insignis
Vanda lamellata
Vanda luzonica
Vanda merrillii

Những cây lai giống từ các cây kể trên đều thừa hưởng đặc tính di truyền hương thơm từ cây cha hoặc cây mẹ. Nên nhớ cây Vanda foetida môt vài cuốn sách đề là franhưng mùi hôi nồng nặc.

Cách trồng Vanda có thể áp dụng cho Aerides, Renanthera và Rhynchostylis được, nhưng những cây sau này không cần nhiều ánh nắng.

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Kỹ thuật chăm sóc lan hồ điệp

Kỹ thuật chăm sóc lan hồ điệp
Hiện nay, Hoa lan đang trở thành loài hoa có nhu cầu lớn nhất và được sử dụng một cách rộng rãi mang tính chất trang trí và thương mại. Một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng hoa lan rất khó trồng ở nhà. Đây là một số lời khuyên cho việc trồng và chăm sóc lan hồ điệp tương đối ít cầu kỳ trong việc chăm sóc

Các đặc tính chung
Lan Hồ điệp có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Philippines và Australia. Những loài cây này luôn bám chặt vào những cái cây ở trong rừng sâu hoặc bám vào đá. Chúng có những cái lá to, rộng mọng nước và cuống hoa uốn cong mang nhiều hoa. Thường một cây có 5 đến 10 lá và nhiều rễ màu trắng. Một số loài cuống hoa mang những hoa tròn to. Những loài có cuống hoa ngắn và hoa có màu sặc sỡ gồm màu trắng, hồng, vàng, hoặc cánh hoa có sự pha trộn các sọc, viền hay đốm. Ngoài những loài này, một số lớn giống lai có khả năng thích nghi trong điều kiện nhân tạo hơn so với môi trường tự nhiên. Một yếu tố quan trọng của lan hồ điệp là trong điều kiện nhân tạo thời gian hoa tàn là 3 tháng. Một số loài khác và giống lai thì thời gian hoa tàn có thể kéo dài hơn. Một số giống có thể ra hoa quanh năm. Mùa lan bắt đầu nở hoa từ tháng 12 đến cuối tháng 5.
Lan hồ điệp có nhiều hình dáng và kích cỡ. Bạn có thể đặt nó vào chậu riêng hoặc bỏ chung vào một chậu. Những cái chậu thông thường chứa được nhiều cây và cây có thể ra hoa trong vòng hai năm, nếu chúng được chăm sóc hợp lý.
Các cây con có sẵn trong phòng thí nghiệm sẽ được đưa ra ngoài và kích thước của cây phụ thuộc vào độ lớn cuả lá, mà độ rộng của lá được đo từ đỉnh lá đến điểmđối diện. Thông thường, một cây có chiều dài lá khoảng 20cm hoặc lớn hơn được xác định khi cây có hoa đầu tiên nở, tuy nhiên một số loài chiều dài lá chỉ đạt 10cm khi hoa vừa mới nở.
Yêu cầu về ánh sáng và nhiệt độ
Lan hồ điệp cần ánh sáng để phát triển tốt. Trong nhà, lan hồ điệp ưa thích một vị trí gần cửa sổ có ánh sáng nhưng ánh sáng mặt trời trực tiếp thì không nên, đặc biệt hướng mặt trời chiếu vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn là lý tưởng. Bạn có thể cho đèn chiếu sáng nhân tạo. Các đèn chiếu sáng nên đặt ở phía trên của cây và nên chiếu ít nhất 12 đến 16 giờ hàng ngày. Trường hợp ở trong nhà kính, bạn nên che bằng tấm vải nhất là trong mùa hè.
Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày là 18-290C và nhiệt độ ban đêm là 13-180C. Trong suốt mùa thu, nhiệt độ nên duy trì dưới 160C liên tục trong 3 tuần khi cụm hoa bắt đầu xuất hiện. Thông thường sự thay đổi bất thường về nhiệt độ và độ ẩm có thể là nguyên nhân làm rụng nụ.
Ẩm độ và nước tưới
Lan hồ điệp cần 50-80% độ ẩm. Nếu độ ẩm thấp hơn bạn có thể dùng màn che, nhưng thỉnh thoảng việc làm này có thể gây ra nấm bệnh. Một biện pháp đề phòng khác là giữ cây ở trong một cái bát có chứa sỏi hay đá cuội và nước. Bạn phải đảm bảo cây phải ở trên sỏi, đá cuội và không chạm vào nước. Việc tưới nước cho những cây này là quan trọng và nên thực hiện một cách cẩn thận. Vào mùa hè, bạn có thể tưới nước cho cây khoảng 2-3 ngày một lần, ngược lại vào mùa đông, khoảng 10 ngày tưới một lần Thời gian tốt nhất để tưới nước là buổi trưa, vì lá sẽ khô cho tới tối. Nước dính lại có thể dẫn đến sự thối lá. Vì thế, cách tốt nhất là tưới nước cho cây phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá thể sử dụng (giá thể thường được sử dụng là vỏ cây, đá trân châu, vỏ cây dương xỉ, than củi).
Phân bón và thuốc trừ sâu
Phân bón nên được sử dụng thường xuyên hơn vào mùa hè, khi cây đang trong giai đoạn tăng trưởng. Trong mùa đông, cây sẽ sử dụng ít hơn. Luôn tưới nước cho cây đầy đủ trước khi bón phân. Loại phân bón với công thức ổn định như là NPK 14-14-14 là tốt nhất cho cây. Cây đang ra hoa sử dụng công thức có hàm lượng photpho cao hơn. (10-30-20). Suốt những tháng mùa đông bạn có thể giảm lượng phân bón xuống và bón cho cây một lần trong một tháng.
Rất có lợi khi lặp lại việc bón phân cho cây trong suốt thời gian cây nở hoa. Lan hồ điệp đôi lúc cũng thu hút sâu hại giống như sâu đục nụ, nhện, rệp, ốc sên. Khi những con sâu hại bám vào lá sẽ được loại bỏ bằng nước xà phòng sau đó rửa sạch lại bằng một miếng vải mềm. Thậm chí bạn có thể sử dụng thuốc trừ sâu thương mại.

Kích thích ra hoa
Hoa lan hồ điệp tàn sau khi nở 3 tháng. Sau khi hoa tàn, bạn có thể điều khiển cho cây ra hoa lại bằng cách cắt bỏ toàn bộ cuống hoa. Thỉnh thoảng việc làm này cũng có thể cho một cụm hoa mới, mà nó có thể xuất hiện trong vòng 9 tháng. Phương pháp này rất tốt nếu cuống hoa già và có màu nâu. Nhưng, nếu cuống hoa còn màu xanh, bạn có thể cắt một đốt trên cuống hoa. Đoạn cành cắt bỏ dài khoảng 10-12cm. Điều này có thể giúp hình thành một cành mới trong vòng 2-3 tuần.
Thay chậu
Lan hồ điệp có thời gian sống rất dài. Điều đó có nghĩa là các bạn sẽ phải biết khi nào và làm như thế nào để thay chậu cho cây. Có hai lý do mà cây cần được thay chậu, hoặc là cây không sinh trưởng được trong chậu đang trồng hoặc giá thể bị phân hủy và không đủ không khí để duy trì cho rễ phát triển tốt
Việc thay chậu có thể thực hiện một lần trong một năm hoặc hai năm. Mùa thích hợp nhất để thay chậu là mùa xuân.
Rễ cây phát triển lan ra sẽ phủ lên chậu và giá thể ở trong chậu làm bịt kín các khe hở giữa các rễ, không có khoảng trống giữa giá thể và rễ cây. Điểm bắt đầu của thân cây nên được giữ một đoạn ngắn ở dưới giá thể. Sau khi thay chậu nên giữ cây trong bóng mát và tưới nước sau 3 ngày.
Trồng lan không khó hay cầu kỳ. Bạn có thể tự hào sở hữu những cây lan nhập nội với những bông hoa đầy màu sắc. Hãy tự tin, chọn lan hồ điệp để làm cho cuộc sống của bạn tràn đầy màu sắc và hương thơm.